Các bước kiểm tra hố thang máy trước khi lắp đặt

Hố thang (giếng thang) là hạng mục quan trọng, ảnh hưởng lớn tới chất lượng lắp đặt, chất lượng vận hành thang máy sau này. Chính vì thế hố thang cần phải được xây dựng đúng theo bản vẽ thiết kế của đơn vị thang máy cung cấp, được tư vấn xây dựng hố thang và giám sát trong quá trình xây dựng và cuối cùng là kiểm tra lại toàn bộ hố thang trước khi sản xuất, lắp đặt.

Tại sao cần phải kiểm tra hố thang trước khi cho sản xuất

Quan trọng nhất là kết quả kiểm tra cho phép đánh giá hố thang có đạt đúng kích thước yêu cầu, trong trường hợp hố thang bị sai kích thước, đặc biệt là bị hẹp hơn tiêu chuẩn thì sẽ kịp thời điều chỉnh lại kích thước cabin bé hơn.

Tại sao phải điều chỉnh lại kích thước của cabin? trong trường hợp hố thực tế làm lớn hơn chuẩn yêu cầu thì cabin không cần điều chỉnh vẫn có thể lắp đặt được bình thường (khi đó chỉ cần làm bracket dài hơn) thế nhưng nếu hố bé hơn kích thước thì phải làm cabin bé lại tương ứng thì mới có thể lắp được.

Các bước kiểm tra hố thang máy

Kiểm tra hố PIT

Hố PIT là phần đáy dưới cùng của hệ thống giếng thang (elevator shaft), hố pít đạt yêu cầu phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Độ sâu của hố PIT: Mỗi loại thang, mỗi mức tốc độ có yêu cầu khác nhau về độ sâu của pit.
  • Kích thước của hố Pit: Bằng đúng kích thước hố thang.
  • Chống thấm: Pit phải luôn đảm bảo khô ráo, nếu kiểm tra pit bị thấm nước thì nhân viên giám sát cần phải yêu cầu chủ nhà kiểm tra và khắc phục ngay.
  • Vệ sinh hố PIT

Kiểm tra hệ thống dầm kỹ thuật dọc hố

Để đảm bảo tính ổn định của dàn rail dẫn hướng cabin, rail dẫn hướng đối trọng thì yêu cầu cứ khoảng 1500mm đến 2000mm phải có điểm bắt cố định rail vào hố thang và vị trí bắt phải làm dầm bê tông hoặc dầm thép (với hố đượng dựng bằng kết cấu khung thép).

Do đó khi kiểm tra, cần phải kiểm tra dọc hố thang từ tầng thấp nhất cho đến tầng trên cùng xem có đầy đủ hệ thống dầm kỹ thuật này không.

Thông thường nó sẽ là dầm bê tông ngay sàn mỗi tầng khóa 4 mặt của hố thang. Và dầm giữa mỗi tầng khóa 3 mặt hố (trừ mặt cửa).

Với mặt cửa thang thì có dầm với mục đích để treo cánh cửa mỗi tầng. Và vị trí dầm này thường cách mặt sàn khoảng 2200mm đến 2300mm.

Kiểm tra phòng máy và sàn phòng máy

  • Số lượng, kích thước và vị trí các lỗ kỹ thuật:
  • Vị trí kết cấu chịu lực của thang máy: Thang máy không được thiết kế để chịu lực vào sàn phòng máy mà là ở hệ dầm bao quanh hố thang ở vị trí sàn. Với hố thang cột bê tông tường gạch thì trước khi đổ bê tông sàn phòng máy cần phải ghép dầm bê tông có kích thước tổi thiểu 220mm x 220mm. Đây là dầm chịu lực chính và đặc biệt quan trọng.
  • Móc treo palang: Móc pa lăm được bố trí trên nóc của phòng máy (ví trí thường là chính giữa hố) được dùng cho quá trình lắp đặc và bảo trì sau này. Móc palang phải được đặt trên lớp thép của nóc phòng máy.
  • Vị trí đặt tủ điện
  • Vì trí nguồn điện chờ cho việc vận hành thang: Chủ đầu tư cung cấp điện vận hành đến vị trí phòng máy và được lắp vào một cầu dao hoặc át to mát (CB)
  • Cửa ra vào phòng máy
  • Lỗ thông gió cho phòng máy

 

Thông tin liên hệ

Công Ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thang máy FUJI

Địa chỉ: Tầng 8 VietNam Busneiss Center, Số 57 – 59 Hồ Tùng Mậu, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM

Hotline: 1800585873 – 0916.794.438

Email: info@asiafuji-vn.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *